Đón nhận Shinko_và_phép_lạ_nghìn_năm

Đánh giá

Mai Mai Shinko và phép lạ nghìn năm lấy bối cảnh Nhật Bản những năm 1950 và có cốt truyện xoay quanh một cô bé lớp ba vì thế bộ phim được đánh giá là có các điểm tương đồng với Tonari no Totoro của Miyazaki Hayao do Madhouse cũng từng hợp tác thực hiện dựng phim nhiều tác phẩm của Studio Ghibli. Alexandre Fontaine Rousseau tại Panorama-cinéma đã nhậc xét "Cả hai bộ phim đều nói về những cuộc phiêu lưu thời thơ ấu và các "phép thuật" được nhìn dưới ánh mắt ngây thơ. Với bộ phim trước thì thiên nhiên trở nên tuyệt vời, thì bộ phim này tất cả mọi thứ trên mặt đất đều có cuộc sống riêng và được thể hiện khéo léo bằng các hình ảnh động". Sean Uyehara người làm chương trình Liên hoan Phim hoạt hình Quốc tế San Francisco thì nói chủ đề bộ phim có âm hưởng của Miyazaki vốn thường xoay quanh các nhân vật trẻ em với nhận xét "Vào thời điểm mà những đứa trẻ nhận ra tính cách của mình, việc chúng phù hợp với xã hội như thế nào, cảm giác của sự đồng cảm, làm sao để ứng xử với sự giận dữ và thất vọng... Những đứa trẻ bắt đầu nhận thấy chúng ảnh hưởng đến những người xung quanh thế nào và ngược lại". Uyehara cũng chỉ ra sự khác biệt của hai tác phẩm là tác phẩm của Miyazaki "Thường mô tả thế giới tâm linh hay thế giới mộng mơ chân thực như thế giới thực" còn tác phẩm của Katabuchi thì có sự phân biệt rõ ràng giữa hai thế giới "Nó nghiêng về sự tưởng tượng hơn là sự thần bí".

Elisabeth Bartlett đã đề cập đến lý do để Uyehara yêu thích bộ phim này trong một lần phỏng vấn, là các chủ đề của bộ phim phản ánh những điều mà ông đã trải qua khi còn là một đứa bé 7 tuổi. Ronnie Scheib cũng nhận thấy chủ nghĩa hiện thực được mô tả trong trí tưởng tượng thời thơ ấu qua đánh giá "Khai thác khéo léo các biểu hiện của thời gian trên khuôn mặt, các chi tiết vụn vặt được chọn lọc cũng như sự đan chéo qua lại tất cả tập hợp lại đễ diễn tả chiều sâu cảm xúc kết hợp với một câu chuyện đơn giản về tình bạn thời con gái".

Bài phỏng vấn trên Variety đã đánh giá cao về kỹ năng đan chéo phức tạp của đạo diễn, khi thể hiện hai thế giới cách nhau cả ngàn năm. Nhận xét cô công chúa từ thời Heian trong bộ phim là "Một cô gái với tuổi và khuôn mặt mà họ không thể mô tả, được giữ tách biệt trong một thế giới song song như một bước nhảy vượt thời gian sáng tạo của Katabuchi". Thời gian trong thế giới này chỉ tồn tại trong suy nghĩ của Shinko với trỉ tưởng tượng của cô. Cả hai bài phỏng vấn của Variety và bài đánh giá của Chris Knipp đều nói đến "Câu chuyện của những trẻ" này cũng có những mảng tối, vốn được pha trộn một cách khéo léo để mang đến một cái nhìn thực tế. Nơi những mảng tối cùng sự phức tạp của cuộc sống trong thế giới người lớn mở ra và những đứa trẻ bắt đầu khám phá nó với hình thức "Thảm kịch nhưng cũng có sự ân cần". Và từ đó những đứa trẻ nhận ra "Tốt và xấu không thực sự có sự phân biệt rõ rệt với nhau". Với quan điểm này, kỹ năng kể truyện của Katabuchi cho phép ông thể hiện "Bầu không không khí của sự vỡ mộng sau chiến tranh không ảnh hưởng nhiều đến những hình ảnh thể hiện dưới những cái nhìn ngây thơ".

Shinko dần nhận ra thực tế của cuộc sống và việc đó mang đến một cú sốc và sự thất vọng, nhưng cũng từ đó mà cô bé nhận ra phép thuật của mình có thể không có thật. Thông qua chiều sâu của cốt truyện "Không phải bộ phim hay kịch bản cố thuyết phục bất kỳ ai, dù vậy sự vui vẻ và khả năng cười không bao giờ mất đi". Chris Knipp cho rằng điểm hấp dẫn và thú vị nhất về bộ phim là "Cách nó di chuyển giữa thực và ảo, lạc quan và buồn, trong khi vẫn duy trì hình ảnh đơn giản của thời thơ ấu". Trong một mặt khác lớn hơn, bộ phim của Katabuchi miêu tả Nhật Bản trong những năm 50 "Kẹt giữa một quá khứ phong kiến huy hoàng và sự phân biệt giai cấp cứng ngắc với sự ảnh hưởng của phương Tây và các địa vị xã hội không rõ ràng trong tương lai", nó đã thể hiện "Sự kết hợp và mâu thuẫn giữa Đông và Tây một cách rõ nét đáng ngạc nhiên". Không có gì được khắc trên đá mãi mãi, thực tế cuộc sống sẽ tác động đến mọi người kể cả nhân vật chính khi thời điểm đến. Các sự việc đó trông có vẻ như "Đáng ngạc nhiên và không thể tránh khỏi" và cuối cùng người xem sẽ thấy cuộc sống sẽ vẫn tiếp diễn như nó vẫn đang tồn tại.

Danh hiệu

Bộ phim đã được tuyên bố chiến thắng Giải xuất sắc tại Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông lần thứ 14 tại Nhật Bản cũng như tại Liên hoan Cine Junior tại Pháp năm 2010. Bộ phim đã thắng Giải phim hoạt hình xuất sắc nhất cũng như Giải thưởng BETV cho danh hiệu đó tại Liên hoan phim Hoạt hình Brussels tại Bỉ. Ngoài ra bộ phim còn được đề cử cho giải Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại lễ trao giải Điện ảnh châu Á Thái Bình Dương lần thứ 4. Tại Liên hoan phim Fantasia tại Montréal, Canada bộ phim đã thắng Giải phim hoạt hình xuất sắc nhất năm 2010.